Danh sách quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa hè

bài viết danh sách Wikimedia

Dưới đây là danh sách các quốc gia, đại diện bởi Ủy ban Olympic quốc gia (NOCs), đã tham dự Thế vận hội Mùa hè trong khoảng từ 1896 tới 2016. Tính tới Thế vận hội Mùa hè 2016, có tất cả 206 NOC hiện tại tham dự ít nhất một kỳ Thế vận hội, và các vận động viên từ Anh Quốc, Hy Lạp, Pháp[G], Thụy Sĩ[H]Úc tham dự cả 28 kỳ Thế vận hội Mùa hè.

Các quốc gia tham dự lễ khai mạc Thế vận hội 1912 tại Stockholm.

Lịch sử

Những năm đầu

Các quốc gia tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội 1908 tại Luân Đôn.

Những kỳ Thế vận hội đầu tiên không được rõ ràng về việc ghi chép các quốc gia tham dự. Các vận động viên từ 11 tới 16 quốc gia khác nhau tham dự Thế vận hội đầu tiên, tại Athens. Mười một quốc gia (Úc, Áo, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Hoa Kỳ) được đề cập trong báo cáo chính thức của Thế vận hội,[1] còn Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) tuyên bố rằng có 14 quốc gia tham dự.[2]Các NOC của Bulgaria[3]Chile[4] cũng tuyên bố họ có một vận động viên tham dự tại Athens.Các nguồn khác cũng liệt kê Ai Cập, Italy, và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ.[5][6]

Trong khi đó báo cáo chính thức về các nội dung thể thao tại Exposition Universelle 1900 nên không được xem là nguồn tin cậy,[7] IOC tuyên bố có 24 quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa hè 1900 ở Paris,[8] nhưng một vài nguồn khác liệt kê được 28 quốc gia, với Haiti, Iran, Luxembourg, và Peru.[9][10]Thế vận hội Mùa hè 1904, được diễn ra tại St. Louis, với công tác tổ chức nghèo nàn chỉ có 12 quốc gia tham dự,[11][12] và nhiều nội dung thi đấu chỉ có vận động viên nước chủ nhà Hoa Kỳ.Mặc dù Thế vận hội xen kẽ 1906 không được công nhận chính thức bởi IOC, nhưng nó giúp phục hồi lại phong trào Olympic. Các quốc gia tham gia Thế vận hội sau đó tăng dần, với 22 tại Luân Đôn năm 1908[13] và 28 quốc gia tại Stockholm năm 1912.[14]Và cũng tại hai kỳ Thế vận hội này, một đoàn hợp thành thực sự bao gồm các vận động viên từ ÚcNew Zealand, được gọi là Australasia.Thế vận hội Mùa hè 1916, được dự định tổ chức tại Berlin, nhưng bị hoãn do Thế chiến I.

Những năm giữa cuộc chiến

Sau Thế chiến thứ nhất, Thế vận hội tiếp tục năm 1920, tại Antwerp. Hai chín quốc gia tham dự,[15] nhưng không có Áo, Bulgaria, Đức, Hungary, hay Thổ Nhĩ Kỳ, do vai trò của họ trong chiến tranh. Một vài quốc gia mới được thành lập ở châu Âu, như Tiệp KhắcNam Tư, lần đầu tham dự Thế vận hội.

Thế vận hội phát triển nhanh chóng tại Thế vận hội Mùa hè 1924, ở Paris, với 44 quốc gia tham dự,[16]mặc dù Đức vẫn chưa được mời trở lại. Tình hình được thay đổi tại Thế vận hội Mùa hè 1928 khi Đức trở lại cùng với 45 quốc gia khác tham dự.[17]Do hậu quả kinh tế của Đại khủng hoảng, chỉ có 37 quốc gia — với ít hơn phân nửa số vận động viên tham dự so với năm 1928 — tới Los Angeles tham dự Thế vận hội Mùa hè 1932.[18]Thế vận hội Mùa hè 1936, tại Berlin, có sự tham dự của 49 quốc gia (mức cao mới) nhưng mang tính chất chính trị cao.[19]Kế hoạch tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1940 tại Tokyo và Thế vận hội Mùa hè 1944 ở Luân Đôn bị hủy bỏ do Thế chiến II năm 1939.

Những năm sau chiến tranh và thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Các quốc gia tham dự Lễ khai mạc Thế vận hội 1952 ở Helsinki.

Mười hai năm sau kỳ Thế vận hội trước đó, Thế vận hội Mùa hè 1948, ở Luân Đôn, thu hút các vận động viên từ 59 quốc gia, gồm 14 quốc gia lần đầu tham dự Thế vận hội; một lần nữa, Đức không được mời, cùng với Nhật Bản.[20]Thế vận hội Mùa hè 1952, ở Helsinki, một lần nữa thiết lập kỷ lục mới, với 69 quốc gia tham dự, bao gồm lần đầu tiên của Liên Xô và sự trở lại của Đức và Nhật Bản.[21]Thế vận hội Mùa hè 1956, có 67 quốc gia tham dự tại Melbourne, và lần đầu tiên xuất hiện tẩy chay.[22]Ai Cập, Iraq, và Liban rút lui để phản đối Khủng hoảng kênh đào Suez, còn Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ phản ứng Liên Xô tiến vào Hungary. Một điều thú vị khác, vì luật kiểm dịch của Úc, nội dung cưỡi ngựa được diễn ra sớm năm tháng tại Stockholm, với sự tham dự của 29 quốc gia, bao gồm năm quốc gia không tham dự ở Melbourne.[23]

Các quốc gia tham dự từ châu Phi và Mỹ Latinh tăng trong những năm 1960. Có tổng cộng 84 quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa hè 1960, ở Rome,[24] 94 quốc gia tại Thế vận hội Mùa hè 1964, ở Tokyo,[25] và 112 quốc gia tại Thế vận hội Mùa hè 1968, tổ chức ở Thành phố Mexico.[26]Thế vận hội 1968 cũng đánh dấu lần đầu tiên Tây Đức và Đông Đức tranh tài với tư cách các đoàn độc lập. Ba kỳ Olympiad trước đó (1956–1964), hai NOC cùng nhau thi đấu dưới cùng một đoàn tuyển Đức thống nhất.[27] Thế vận hội Mùa hè 1972, ở Munich, chứng kiến 121 quốc gia, cao nhất lịch sử.[28]

Ba kỳ Thế vận hội tiếp theo bị phá hỏng bởi phong trào tẩy chay. Tại Thế vận hội Mùa hè 1976, ở Montreal, chỉ có 92 quốc gia tham dự.[29]Hai chín quốc gia (Bờ Biển NgàSenegal là hai ngoại lệ duy nhất) tẩy chay Thế vận hội do sự tham dự của New Zealand, khi ấy New Zealand duy trì mối quan hệ thể thao với chế độ apartheid Nam Phi.[30]Phong trào tẩy chay Olympic lớn nhất tại Thế vận hội Mùa hè 1980, ở Moscow, khi chỉ có 81 quốc gia tham dự.[31]Hoa Kỳ dẫn đầu việc tẩy chay để phản đối việc vào tháng 12 năm 1979 Liên Xô tiến vào Afghanistan, cùng với sự tham dự của 60 quốc gia khác. Để đáp trả lại, Thế vận hội Mùa hè 1984, ở Los Angeles, bị tẩy chay bởi Liên Xô và đồng minh của họ, có tất cả 140 quốc gia tham dự.[32]Thế vận hội Mùa hè 1988, ở Seoul, đánh dấu một mức cao mới, với 160 quốc gia tham dự.[33]

Những kỳ gần đây

Các sự kiện những năm 1990 chứng kiến sự tăng vượt bậc của các quốc gia tham dự Thế vận hội. Sau khi Liên Xô tan rã, các quốc gia Baltic tranh tài với tư cách quốc gia độc lập lần đầu kể từ năm 1936 tại Thế vận hội Mùa hè 1992, ở Barcelona.[34]Mười hai nước cộng hòa cũ của Liên Xô tranh tài với tư cách Đội tuyển Thống nhất ở kỳ này. Nước Đức duy nhất tham dự lần đầu kể từ 1964, sau khi tái thống nhất nước Đức năm 1990, trong khi đó giải tán Nam Tư làm cho nhiều quốc gia mới lần đầu tham dự Thế vận hội.

Thế vận hội Thế kỷ, ở Atlanta, chứng kiến 197 quốc gia tham dự,[35] bao gồm 24 quốc gia lần đầu tham dự Thế vận hội Mùa hè. Tiệp Khắc được chia thành Cộng hòa SécSlovakia, và tất cả các nước cộng hòa Xô viết (cũ) tranh tài với tư cách độc lập. Thế vận hội tiếp tục phát triển, với 199 quốc gia tại Sydney, để tham dự Thế vận hội Mùa hè 2000 ,[36] và 201 quốc gia tại Athens, tham dự Thế vận hội Mùa hè 2004.[37]

Con số quốc gia kỷ lục (204) tham dự Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh,[38] với Quần đảo MarshallTuvalu lần đầu tham dự. Sau khi tranh tài với tư cách Serbia và Montenegro năm 2004, SerbiaMontenegro gửi các đoàn độc lập tham dự tại Bắc Kinh. Chỉ có duy nhất Brunei không tham dự Thế vận hội, sau khi không đăng ký bất kỳ vận động viên thi đấu.[39]Thế vận hội Mùa hè 2012 ở Luân Đôn chứng kiến con số kỷ lục 206 quốc gia mặc dù chỉ có 204 NOC tham dự.[40] Brunei trở lại với Thế vận hội, nhưng các vận động viên của cựu quốc gia Antilles thuộc Hà Lan tranh tài với tư cách Vận động viên Olympic độc lập, sau khi tư cách thành viên của Ủy ban Olympic Antilles thuộc Hà Lan tại IOC bị hủy năm 2011 sau sự tan rã của quốc gia Caribe. Một vận động viên từ Nam Sudan cũng tham dự với tư cách vận động viên độc lập, khi quốc gia đó chưa thành lập Ủy ban Olympic quốc gia sau khi họ độc lập năm 2011.

Danh sách các quốc gia

Mô tả

Dưới đây là danh sách gồm 206 NOC hiện tại[41], 20 NOC không còn nữa và 3 đoàn khác, xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Bảng mã quốc gia ba chữ cũng được liệt kê cho mỗi NOC. Từ những năm 1960, mã này được sử dụng thường xuyên bởi IOC và ban tổ chức Thế vận hội để nhận diên các NOC, cũng như các báo cáo chính thức của Thế vận hội.[42]

Một bài quốc gia thay đổi trong lịch sử Olympic. Tên thay đổi sẽ được liệt kê ở dưới. Một số quốc gia không còn nữa sẽ được giải thích rõ ràng hơn cho hậu thân của quốc gia đó:

  • Liên Xô — hiện tại có 15 NOCs hậu thân.
  • Tiệp Khắc — hiện tại có 2 NOCs hậu thân.
  • Đông Đức, Tây Đức — tham dự với hai đội riêng biệt tại 6 kỳ Thế vận hội, nhưng cũng cùng nhau tạo một đội thống nhất trong ba kỳ
  • Nam Tư — hiện tại có 7 NOCs hậu thân.
  • Serbia và Montenegro — hiện tại chia thành NOCs riêng biệt

Chú thích bảng

96 Tiêu đề bảng, chỉ năm diễn ra Thế vận hội từ 1896 tới 2016
Tham dự kỳ Thế vận hội
HChủ nhà của kỳ Thế vận hội
[A]Giải thích bổ sung
 Các kỳ 1916, 1940, và 1944 bị hủy do thế chiến
 NOC thay thế hoặc đại diện bởi tiền thân NOC khác trong những năm đó

Danh sách theo thứ tự

A Â B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V Y Z Khác Tổng
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 AfghanistanAFG14
 Ai Cập[EGY]EGY[O][H][K]22
 AlbaniaALB8
 AlgérieALG13
 AndorraAND11
 AngolaANG9
 Anh QuốcGBRHHH28
 Antigua và Barbuda[ANT]ANT10
 ArgentinaARG24
 ArmeniaARMĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 ArubaARU8
 AzerbaijanAZEĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 ÁoAUT27
 Ả Rập Xê ÚtKSA11
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Ấn ĐộIND24
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Ba LanPOL21
 BahamasBAH16
 BahrainBRN9
 BangladeshBAN9
 BarbadosBARBWI12
 CHDCND Triều TiênPRKNhật Bản10
 BelarusBLRĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 Belize[BIZ]BIZ12
 Bénin[BEN]BEN11
 BermudaBER18
 BhutanBHU9
 BỉBELH26
 BoliviaBOL14
 Bosna và HercegovinaBIHNam Tư7
 BotswanaBOT10
 Bồ Đào NhaPOR24
 Bờ Biển Ngà[CIV]CIV13
 BrasilBRA[P]H22
 BruneiBRU[L]5
 BulgariaBUL[A]20
 Burkina Faso[BUR]BUR9
 BurundiBDI6
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Cabo VerdeCPV6
 CameroonCMR[K]14
 CampuchiaCAM[H]9
 CanadaCANH26
 UAEUAE9
 ChileCHI[B]23
 ColombiaCOL[Q]19
 ComorosCOM6
 Costa RicaCRC15
 Cộng hòa CongoCGO12
 Cộng hòa Dân chủ Congo[COD]COD10
 Cộng hòa DominicaDOM14
 Bắc MacedoniaMKDNam TưIOP6
 Cộng hòa SécCZEBohemiaTiệp Khắc6
 Tiệp Khắc[TCH]TCH16
 Bohemia[BOH]BOH3
 SípCYP10
 Trung PhiCAF10
 CroatiaCROÁo/HungaryNam Tư7
 CubaCUB20
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 DjiboutiDJI[L]8
 DominicaDMA6
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Đan MạchDEN27
 Đông TimorTLS[M]4
 Đức[GER]GERH16
 Đông Đức[GER]GDREUA5
 Tây Đức[GER]FRGEUAH5
 Đoàn thể thao Đức thống nhất[GER]EUA3
 Saar[GER]SAA1
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 EcuadorECU14
 El SalvadorESA11
 EritreaERI5
 EstoniaESTĐế quốc NgaLiên Xô12
 EthiopiaETH13
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 FijiFIJ14
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 GabonGAB10
 GambiaGAM9
 Ghana[GHA]GHA14
 GrenadaGRN9
 GruziaGEOĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 GuamGUM8
 GuatemalaGUA14
 Guinea Xích ĐạoGEQ9
 GuinéeGUI11
 Guiné-BissauGBS6
 Guyana[GUY]GUY17
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 HaitiHAI[C]15
 Hà LanNEDH[H]26
 Antille thuộc Hà Lan[AHO]AHO[N]13
 Hàn QuốcKORNhật BảnH17
 Hoa KỳUSAHHHH27
 HondurasHON11
 Hồng KôngHKG16
 HungaryHUN26
 Hy LạpGREHH28
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 IcelandISL20
 IndonesiaINA15
 IranIRI[D]16
 IraqIRQ14
 IrelandIRL21
 IsraelISR16
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 JamaicaJAMBWI17
 JordanJOR10
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 KazakhstanKAZĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 KenyaKEN14
 KiribatiKIR4
 KosovoKOSNam TưSCGSerbia1
 KuwaitKUW[S]12
 KyrgyzstanKGZĐế quốc NgaLiên XôEUN6
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 LàoLAO9
 LatviaLATĐế quốc NgaLiên Xô11
 LibanLIB17
 LesothoLES11
 LiberiaLBR[L]12
 LibyaLBA[L]10
 LiechtensteinLIE17
 MicronesiaFSM5
 Liên Xô[URS]URSHEUN9
 Đoàn thể thao hợp nhất[EUN]EUN1
 LitvaLTUĐế quốc NgaLiên Xô9
 LuxembourgLUX[E]23
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 MadagascarMAD12
 MalawiMAW10
 Malaysia[MAS]MASMalaya, Bắc Borneo13
 Bắc Borneo[MAS]NBO1
 Malaysia[MAS]MAL2
 MaldivesMDV8
 MaliMLI13
 MaltaMLT16
 MarocMAR[K]14
 MauritanieMTN9
 MauritiusMRI9
 MéxicoMEXH23
 MoldovaMDAĐế quốc NgaRomaniaLiên XôEUN6
 MonacoMON20
 MontenegroMNENam TưSCG3
 Mông CổMGL13
 MozambiqueMOZ10
 Myanmar[MYA]MYA17
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Na UyNOR25
 Nam PhiRSA19
 Nam SudanSSDSudanSudanSudan[N]1
 Nam Tư[YUG]YUG16
 NamibiaNAM7
 NauruNRU6
 NepalNEP13
 New ZealandNZL[R]ANZ23
 NgaRUSĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 Đế quốc Nga[RU1]RU13
 Nhật BảnJPNH22
 NicaraguaNCA12
 NigerNIG12
 NigeriaNGR16
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 OmanOMA9
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 PakistanPAK17
 PalauPLW5
 PalestinePLE6
 PanamaPAN17
 Papua New GuineaPNG10
 ParaguayPAR12
 PeruPER[F]18
PhápFRAH[G]H28
 Phần LanFINH25
 PhilippinesPHI21
 Puerto RicoPUR18
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 QatarQAT9
 Quần đảo CaymanCAY10
 Quần đảo CookCOK8
 Quần đảo MarshallMHL3
 Quần đảo SolomonSOL9
 Quần đảo Virgin thuộc AnhIVB9
 Quần đảo Virgin thuộc MỹISV12
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 RomâniaROU21
 RwandaRWA9
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Saint Kitts và NevisSKN6
 Saint LuciaLCA6
 Saint Vincent và GrenadinesVIN8
 Samoa[SAM]SAM9
 Samoa thuộc MỹASA8
 San MarinoSMR14
 São Tomé và PríncipeSTP6
 SénégalSEN14
 SerbiaSRBNam TưSCG4
 Serbia và Montenegro[SCG]SCGNam TưIOP3
 Các đoàn tham gia Olympic độc lập[IOP]IOP1
 SeychellesSEY9
 Sierra LeoneSLE11
 SingaporeSIN[J]16
 SlovakiaSVKHungaryTiệp Khắc6
 SloveniaSLOÁo/HungaryNam Tư7
 SomaliaSOM9
 Sri Lanka[SRI]SRI17
 SurinameSUR[L]12
 SudanSUD12
 EswatiniSWZ10
 SyriaSYR[I]13
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 TajikistanTJKĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 Tanzania[TAN]TAN13
 Tây Ban NhaESP[H]H23
 TchadCHA12
 Thái LanTHA16
 Thổ Nhĩ KỳTUR22
 Thụy ĐiểnSWEH27
 Thụy SĩSUI[H]28
 TogoTOG10
 TongaTGA9
 Trinidad và TobagoTTOBWI17
 Tây Ấn thuộc Anh[BWI]BWI1
 Đài Bắc Trung Hoa[TPE]TPENhật BảnROC14
 Trung Hoa Dân Quốc[ROC]ROC3
 Trung QuốcCHNTrung Hoa Dân QuốcH10
 TunisiaTUN[K]14
 TurkmenistanTKMĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 TuvaluTUV3
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 UgandaUGA15
 UkrainaUKRĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 UruguayURU21
 UzbekistanUZBĐế quốc NgaLiên XôEUN6
 ÚcAUSANZHH26
 Australasia[ANZ]ANZ2
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 VanuatuVAN8
VenezuelaVEN18
 Việt NamVIE15
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Yemen[YEM]YEMNam Yemen, Bắc Yemen7
 Nam Yemen[YEM]YMD1
 Bắc Yemen[YEM]YAR2
 ÝITAH27
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Zambia[ZAM]ZAM13
 Zimbabwe[ZIM]ZIM13
96000408121620242832364044485256606468727680848892960004081216Tổng
 Đoàn thể thao kết hợpZZX[T][T][T]
 Vận động viên Olympic độc lậpIOA[M][N][S]
 Đội tuyển Olympic người tị nạnROT[U]
14241222282944463749596972839311212192801401591691971992012042042052764

Ghi chú

Ghi chú các quốc gia không còn tồn tại

^  ANZ:  Tại Thế vận hội 1908[13] và 1912[14], các vận động viên từ Úc và New Zealand tranh tài ở cùng một đội tuyển chung, với tên gọi Australasia (ANZ).[43]
^  ROC:  Trung Hoa Dân Quốc được gọi là Trung Quốc từ 1932[18] tới 1948,[20] đại diện cho toàn Trung Quốc (bao gồm Đài Loan tại Thế vận hội 1948). Sau Nội chiến Trung Quốc, Đài Loan tham dự bằng việc sử dụng tên Trung Hoa Dân Quốc các năm 1956,[22] 1960,[24] và 1972.[28]
^  TCH:  Tiệp Khắc tham gia từ 1920–1992, tới 1994 đại diện bởi các NOC hậu thân là Cộng hòa Séc (CZE) và Slovakia (SVK).
^  BOH:  Trước khi thành lập Tiệp Khắc sau Thế chiến I, các vận động viên từ Bohemia (ngày nay là một phần Cộng hòa Séc) thi đấu vào các năm 1900,[9] 1908,[13] và 1912.[14]
^  GER:  (^GDR, ^FRG, ^EUA, ^SAA): Do sự chia cắt nước Đức sau Thế chiến II, Đức có hai đội đại diện tại Thế vận hội 1952 Đức và Saar.[21] Saar sau đó tái nhập lại với Cộng hòa Liên bang Đức năm 1956, và các vận động viên Saar tham dự cho Đức.[27] Đông Đức không đóng góp vận động viên cho đội tuyển 1952, khi Ủy ban Olympic quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức chỉ được IOC công nhận "tạm thời" năm 1955.[44] Các Thế vận hội 1956–1964, Đức tham dự với một đội tuyển thống nhất, đại diện cho cả hai Ủy ban Olympic quốc gia của Tây ĐứcĐông Đức.[27] IOC sử dụng mã EUA cho đội tuyển này.[45] Sau khi NOC của Cộng hòa Dân chủ Đức được công nhận đầy đủ bởi IOC in 1968, Đông Đức tranh tài với một đội độc lập.[44]
^  MAS:  (^MAL, ^NBO): Các vận động viên từ Malaya (MAL) và Bắc Borneo (NBO) tranh tài với tư cách một đội tuyển độc lập năm 1956[22] và Malaya cũng tham dự Thế vận hội 1960,[24] trước khi hợp thành Liên bang Malaysia năm 1963.
^  AHO:  NOC của Antilles thuộc Hà Lan được công nhận bởi IOC từ 1950 tới 2011 sau sự giải thể của Antilles thuộc Hà Lan.[46]
^  RU1:  Đế quốc Nga tham dự ba kỳ Thế vận hội trước Thế chiến I.[9][13][14] Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga tham dự từ 1996.[35]
^  SCG:  Cộng hòa Liên bang Nam Tư, bao gồm Cộng hòa Serbia và Cộng hòa Montenegro, thành lập Liên bang Serbia và Montenegro năm 2003. Tại Thế vận hội 1996[35] và 2000[36], quốc gia này vẫn được gọi là Nam Tư (YUG). Serbia và Montenegro và mã SCG lần đầu được sử dụng tại Thế vận hội 2004.[37]
^  IOP:  Theo Nghị quyết 757 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc,[47] các vận động viên của Cộng hòa Liên bang Nam Tư (Serbia và Montenegro) tranh tài với tên gọi Vận động viên Olympic độc lập (IOP) tại Thế vận hội 1992.[34] Họ không được phép tranh tài ở các nội dung đồng đội như bóng rổ, bóng ném, hoặc bóng nước, và lễ nhận huy chương sử dụng cờ Olympic.[48] Các vận động viên từ Cộng hòa Macedonia tranh tài Vận động viên Olympic độc lập (IOP) tại Thế vận hộ 1992 bởi NOC của họ chưa được thành lập.
^  URS:  Liên Xô tham gia 1920–1992, sau sự tan ra của Liên Xô năm 1991 được kế tục bởi 15 NOCs.
^  EUN:  Sau sự tan ra của Liên Xô năm 1991, 15 nước cộng hòa cũ của Liên Xô tất cả đều tham dự Thế vận hội Mùa hè 1992. Estonia, Latvia, và Litva tham dự với các đội tuyển độc lập, còn 12 quốc gia khác thành lập một Đội tuyển thống nhất (EUN).[34]
^  BWI:  Các vận động viên từ Barbados, Jamaica, và Trinidad và Tobago tham dự Thế vận hội 1960 với tên gọi Tây Ấn thuộc Anh (BWI).[24] Liên bang Tây Ấn chỉ tồn tại như một quốc gia từ 1958–1962, do đó, các quốc gia một lần nữa tranh tài độc lập năm 1964.[25]
^  YEM:  (^YMD, ^YAR): Trước khi Yemen thống nhất năm 1990, Bắc Yemen tham dự với tên gọi Cộng hòa Ả Rập Yemen (YAR) năm 1984[32] và 1988,[33]Nam Yemen tham dự với tên gọi Cộng hòa Dân chủ Yemen (YMD) năm 1988.[33]
^  YUG:  Vương quốc Nam Tư (chính thức Vương quốc người Serbia, Croatia và Slovenia tới 1929) tham dự với tên gọi Nam Tư trong năm kỳ Thế vận hội trước Thế chiến II. Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư tham dự cũng sử dụng tên gọi Nam Tư, cho tất cả các kỳ Thế vận hội từ 1948–1988. Khi Cộng hòa Liên bang Nam Tư tham dự, xem Serbia và Montenegro (SCG).

Ghi chú thay đổi tên gọi

^  ANT:  Trước khi Antigua và Barbuda độc lập năm 1981, Nhà nước liên kết của Antigua tham gia với tên gọi Antigua năm 1976.[29]
^  BIZ:  Belize tham dự với tên gọi cũ Honduras thuộc Anh (HBR) năm 1968[26] and 1972.[28]
^  BEN:  Benin được gọi là Dahomey (DAH) năm 1972.[28]
^  BUR:  Burkina Faso được gọi là Thượng Volta (VOL) năm 1972.[28]
^  COD:  Cộng hòa Dân chủ Congo được gọi là Zaire (ZAI) trong khoảng từ 1984[32] tới 1996.[35]
^  CIV:  Bờ Biển Ngà được gọi là Bờ Biển Ngà từ 1964[25] tới 1988.[33]
^  EGY:  Ai Cập tham dự với tên gọi Cộng hòa Ả Rập Thống nhất từ 1960[24] tới 1968.[26]
^  GHA:  Trước khi Ghana độc lập năm 1957, Bờ Biển Vàng tham dự Thế vận hội 1952.[21]
^  GUY:  Trước khi Guyana độc lập năm 1966, Guiana thuộc Anh tham dự từ 1948[20] tới 1964.[25]
^  MYA:  Myanmar được gọi là Burma (BIR) từ 1948[20] tới 1988.[33]
^  SAM:  Samoa được gọi là Tây Samoa từ 1984[32] tới 1996.[35]
^  SRI:  Sri Lanka được gọi là Ceylon (CEY) từ 1948[20] tới 1972.[28]
^  TAN:  Mặc dù TanganyikaZanzibar đã hợp thành Tanzania vào tháng 4 năm 1964, quốc gia này vẫn sử tên chính thức là Tanganyika tại Thế vận hội 1964.[25]
^  TPE:  Trung Hoa Đài Bắc được gọi là Trung Hoa Dân Quốc (ROC) tại 1956,[22] 1960,[24] và 1972,[28] và sử dụng tên Đài Loan năm 1964[25] và 1968.[26] Năm 1979, IOC bắt đầu sử dụng Trung Hoa Đài Bắc để gọi NOC này, một thỏa thuận để Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu tham dự Thế vận hội.[49][50]
^  ZAM:  Zambia giành được độc lập trong ngày cuối của Thế vận hội 1964, nhưng họ vẫn tham dự với tên gọi Bắc Rhodesia (NRH) trong cả Thế vận hội.[25]
^  ZIM:  Trước khi Zimbabwe độc lập năm 1980, Nam Rhodesia tham dự với tên gọi Rhodesia (RHO) năm 1928,[17] 1960,[24] và 1964.[25]

Ghi chú sự tham dự

  1. ^ Ủy ban Olympic Bulgaria tuyên bố rằng Charles Champaud, một giáo viên thể dục người Thụy Sĩ sống tại Sofia, tranh tài cho quốc gia của họ năm 1896.[3]
  2. ^ Chile tuyên bố một vận động viên, Luis Subercaseaux Errázuriz, tranh tài cho quốc gia của họ năm 1896.[4]
  3. ^ Một vài nguồn[9][51] cho rằng Léon Thiércelin và André Corvington, tham gia đấu kiếm tại Thế vận hội 1900, và Constantin Henriquez môn rugby, có quốc tịch Haitiy.
  4. ^ Một vài nguồn[9][51] cho rằng Freydoun Malkom, một kiếm thủ tham gia Thế vận hội 1900, mang quốc tịch Ba Tư và là người Iran đầu tiên tham dự Thế vận hội.
  5. ^ Michel Théato giành huy chương vàng marathon tại Thế vận hội Mùa hè 1900 hiện được tính cho Pháp, mặc dù đã phát hiện được sinh ra tại Luxembourg.[9]
  6. ^ Một vài nguồn[9][51] cho rằng Carlos de Candamo, một kiếm thủ tham gia Thế vận hội 1900 mang quốc tịch Peru.
  7. a b Các nguồn mâu thuẫn về Albert Corey tham dự cho Pháp năm 1904. Mặc dù báo cáo của Thế vận hội đề cập tới Corey là một "người Pháp mặc áo của Hiệp hội thể thao Chicago",[52] IOC tính huy chương tại marathon cho Hoa Kỳ thay cho Pháp, nhưng sự mâu thuẫn là huy chương bốn dặm đồng đội được tính cho đội hỗn hợp gồm các vận động viên từ nhiều quốc gia thay vì chỉ Hoa Kỳ.[45]
  8. a b c d e Campuchia, Ai Cập, Hà Lan, Tây Ban Nha, và Thụy Sĩ tham dự môn cưỡi ngựa tại Thế vận hội Mùa hè 1956 tại Stockholm vào tháng Sáu,[23] nhưng không tham gia Thế vận hội tại Melbourne cuối năm đó.[22]
  9. ^ Syria là một phần của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất năm 1960, nhưng không rõ là có vận động viên Syria nào là thành viên của đội UAR không.
  10. ^ Singapore là một phần của Liên bang Malaysia năm 1964 trước khi giành độc lập năm 1965.
  11. a b c d Cameroon, Ai Cập, Maroc, và Tunisia tham gia ba ngày đầu tiên của Thế vận hội 1976 trước khi rút lui để ủng hộ sự tẩy chay của phần lớn các quốc gia châu Phi.[29]
  12. a b c d e Suriname tại Thế vận hội 1960, Libya tại Thế vận hội 1964, Liberia tại Thế vận hội 1980, Brunei tại Thế vận hội 1988, Djibouti tại Thế vận hội 2004 tham dự lễ khai mạc nhưng không có vận động viên tham dự, nên họ không được tính là quốc gia tham dự tại trang chủ Thế vận hội của IOC. Vận động viên duy nhất của Suriname rút lui khỏi Thế vận hội 1960 do lỗi lịch trình. Libya diễu hành trong lễ khai mạc Thế vận hội 1964,[25] nhưng sau đó rút lui khỏi giải đấu. Các vận động viên Liberia rút lui khỏi Thế vận hội 1980 sau khi diễu hành lễ khai mạc rồi tham gia tẩy chay. Brunei tham dự Thế vận hội 1988 chỉ có một quan chức, mà không có vận động viên.[33] Djibouti tham gia diễu hành năm 2004 nhưng không có vận động viên tham dự.
  13. a b Các vận động viên của Đông Timor tham gia với tư cách Vận động viên Olympic độc lập (IOA) tại Thế vận hội 2000.[36]
  14. a b c Các vận động viên từ cựu quốc Antilles thuộc Hà LanNam Sudan tham gia với tư cách Vận động viên Olympic độc lập (IOA) tại Thế vận hội 2012.
  15. ^ Tay vợt năm 1896 Dionysios Kasdaglis có thể là người Ai Cập.
  16. ^ Với môn Điền kinh tại Thế vận hội Mùa hè 1900, Adolphe Klingelhoeffer là con của một nhà ngoại giao Brasil. Mặc dù được sinh ra và lớn lên tại Paris, ông có quyền công dân Brasil năm 1900 và duy trì quyền này đến ít nhất là những năm 1940 theo nhà sử học thể thao Alain Bouille. Điều này được phát hiện vào cuối năm 2008, sự tham gia của ông thường được gán cho Pháp.
  17. ^ Với môn kéo co tại Thế vận hội Mùa hè 1900, Francisco Henríquez de Zubiría, sống tại Paris năm 1900, có quyền công dân Colombia nhưng thi đấu cho đội kéo co Pháp.
  18. ^ Victor Lindberg, bóng nước tại Thế vận hội Mùa hè 1900, có thể là người New Zealand.
  19. a b Các vận động viên Kuwait tham dự với tư cách Vận động viên Olympic độc lập (IOA) tại Thế vận hội 2016.
  20. a b c Thế vận hội 1896 - 1904 cho phép các cá nhân, tham dự đội hỗn hợp, được thành lập từ nhiều quốc gia khác.
  21. ^ Do cuộc khủng hoảng người tị nạn, đội người tị nạn được thành lập tại Thế vận hội Mùa hè 2016. Bao gồm các vận động viên từ Nam Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo, EthiopiaSyria, người đã rời bỏ đất nước của họ và không thể tham dự với NOC của họ.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài