Danh sách quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa đông

bài viết danh sách Wikimedia

Bài này trình bày danh sách các quốc gia, đại diện bởi các Ủy ban Olympic quốc gia (NOC), đã tham dự Thế vận hội Mùa đông từ năm 1924 đến 2018. Thế vận hội Mùa đông được tổ chức 4 năm một lần bắt đầu từ năm 1924 (khoảng thời gian giữa 2 lần tổ chức liên tiếp được gọi là Olympiad, trừ các kỳ bị hủy bỏ vào các năm 1940 và 1944, cũng như lần đại hội được tổ chức sớm 2 năm so với thông lệ - kỳ thứ 17). 125 Ủy ban Olympic quốc gia (116 trong số 206 ủy ban hiện tại và 9 ủy ban cũ) đã từng tham gia ít nhất 1 kỳ Thế vận hội Mùa đông, và 12 quốc gia (Anh, Áo, Ba Lan, Canada, Hoa Kỳ, Hungary, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy SĩÝ) đã tham gia hết 23 kỳ vận hội. SécSlovakia cũng hiện diện tại toàn bộ các kỳ Thế vận hội Mùa đông nếu tính cả sự tiếp nối Tiệp Khắc.

Các VĐV cầm cờ cho các đoàn tại Thế vận hội Mùa đông 1924 cùng tuyên thệ.

Lịch sử

Nguồn gốc và những đại hội đầu tiên

Môn thể thao mùa đông đầu tiên được đưa vào thi đấu ở Thế vận hội hiện đại là trượt băng nghệ thuật, tại Thế vận hội Mùa hè 1908Luân Đôn. 21 vận động viên trượt băng đến từ 6 quốc gia (Anh, Argentina, Đức, Hoa Kỳ, NgaThụy Điển) tranh tài tại 4 nội dung từ ngày 28 đến 29 tháng 10.[1]Trượt băng không nằm trong danh sách các môn thể thao tại Thế vận hội Mùa hè 1912Stockholm, nhưng lại tiếp tục xuất hiện tại Thế vận hội Mùa hè 1920Antwerp. Khúc côn cầu trên băng cũng nằm trong chương trình thi đấu kỳ năm 1920, với 7 đội tham gia.[2]

Thế vận hội Mùa đông đầu tiên diễn ra vào năm 1924, ở Chamonix, Pháp. Đại hội ban đầu có tên Tuần lễ Thể thao mùa đông quốc tế, được tổ chức cùng với Thế vận hội Mùa hè 1924, sau đó Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đổi thành Thế vận hội Mùa đông lần thứ nhất.[3]16 quốc gia đã tham dự kỳ vận hội này: 14 đoàn từ châu Âu và 2 đoàn của Bắc Mỹ.[4]Bốn năm sau, 25 quốc gia góp mặt tại Thế vận hội Mùa đông 1928, ở St. Moritz, Thụy Sĩ, trong đó có Argentina (quốc gia đầu tiên đến từ Bán cầu nam), Nhật Bản (quốc gia đầu tiên đến từ châu Á) và Mexico.[5]Tại Thế vận hội Mùa đông 1932 tổ chức ở Lake Placid, Hoa Kỳ, khi đó thế giới đang trong cuộc Đại khủng hoảng, số lượng các nước tham gia giảm xuống còn 17.[6]Thế vận hội Mùa đông 1936Garmisch-Partenkirchen, Đức, đã quy tụ 28 quốc gia, con số lớn nhất tính tới thời điểm đó.[7]Phải 12 năm sau kỳ đại hội này, Thế vận hội mới lại được tổ chức, bởi Thế vận hội 1940Thế vận hội 1944 đều bị hủy do Đệ Nhị Thế chiến.[8]

Thời kỳ hậu chiến và Chiến tranh Lạnh

Sau chiến tranh, 28 nước đã tới St. Moritz tham dự Thế vận hội Mùa đông 1948, trong đó không có Đức và Nhật Bản, vì những vai trò của họ hồi Thế chiến.[9]Thế vận hội Mùa đông 1952Oslo, Na Uy, có 30 quốc gia tham dự.[10]Thế vận hội Mùa đông 1956Cortina d'Ampezzo, Ý, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên của Liên Xô; 31 nước tham gia tranh tài.[11]Các Ủy ban Olympic quốc gia của Đông ĐứcTây Đức được đại diện chung bởi một đoàn thể thao Đức duy nhất, điều này được duy trì cho tới 1964.[12]30 quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa đông 1960Squaw Valley, Hoa Kỳ,[13] gồm cả Nam Phi, nước châu Phi đầu tiên thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông.36 nước có đại diện tham gia ở Innsbruck, Áo, tại Thế vận hội Mùa đông 1964.[14]

Thế vận hội Mùa đông 1968Grenoble, Pháp, đánh dấu lần đầu tiên Đông Đức và Tây Đức góp mặt với các đoàn riêng; tổng cộng có 37 nước.[15]Thế vận hội Mùa đông 1972 được tổ chức ở Sapporo, Nhật Bản, là kỳ đại hội đầu tiên diễn ra tại khu vực ngoài châu Âu hay Hoa Kỳ. 35 nước tham dự, trong đó có Philippines, quốc gia Đông Nam Á đầu tiên góp mặt thi đấu.[16]Thế vận hội Mùa đông quay trở lại Innsbruck vào năm 1976, với sự có mặt của 37 nước.[17]

Lake Placid một lần nữa là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa đông, vào năm 1980, với 37 quốc gia tham dự.[18]Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần đầu tới với đại hội; đáp trả lại, Trung Hoa Dân Quốc tẩy chay kỳ vận hội này, sau khi đã từng tham gia Olympic Mùa đông vào các năm 1972 và 1976.Sarajevo, Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư là chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông 1984, kỳ Olympic chào đón 49 nước tham dự.[19]Puerto RicoQuần đảo Virgin thuộc Mỹ là 2 quốc gia Caribbean đầu tiên tranh tài tại Thế vận hội Mùa đông.Một vài quốc gia vùng nhiệt đới nữa đã tham gia Thế vận hội Mùa đông 1988, ở Calgary, Alberta, Canada, bao gồm Đội tuyển xe trượt lòng máng Jamaica nổi tiếng.[20]

Những kỳ vận hội gần đây

Các sự kiện hậu Chiến tranh Lạnh của những năm đầu 1990 đã làm tăng mạnh số nước tham dự Thế vận hội. Tại Thế vận hội Mùa đông 1992Albertville, Pháp, Ủy ban Olympic quốc gia của 64 nước có đại diện góp mặt, trong đó có một đoàn vận động viên Đức duy nhất—kết quả của việc Tái thống nhất nước Đức năm 1990—và một Đội tuyển Thống nhất gồm 6 nước cựu cộng hòa Liên bang Xô viết.[21]Các nước Baltic lần đầu tiên độc lập tham gia kể từ năm 1936, và một số cựu quốc gia Nam Tư cũng bắt đầu tham dự với các đoàn riêng vào năm 1992.

Tháng 10 năm 1986, IOC đã bỏ phiếu quyết định chuyển thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông sang các năm giữa Olympiad mà không tổ chức trùng với Thế vận hội Mùa hè nữa,[22] và thay đổi này được áp dụng từ kỳ Thế vận hội Mùa đông thứ 17 năm 1994 ở Lillehammer, Na Uy. 67 quốc gia đã tham dự, trong đó có các quốc gia cựu Xô viết; Cộng hòa SécSlovakia cũng gửi đi các đoàn riêng biệt.[23]

Thế vận hội Mùa đông tiếp tục phát triển những năm sau đó, với 72 nước tại Thế vận hội Mùa đông 1998Nagano, Nhật Bản,[24] 77 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2002Thành phố Salt Lake, Hoa Kỳ,[25] 80 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2006Turin, Ý,[26] 82 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2010Vancouver, British Columbia, Canada,[27] 88 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2014Sochi, Nga[28] và số lượng kỷ lục 92 nước tại Thế vận hội Mùa đông 2018Pyeongchang, Hàn Quốc.[29]

Danh sách các quốc gia

Mô tả

Danh sách dưới đây bao gồm 125 Ủy ban Olympic quốc gia (116 trong số 206 ủy ban hiện tại và 9 ủy ban cũ)[30] được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Bảng mã quốc gia ba chữ cũng được liệt kê cho mỗi Ủy ban Olympic Quốc gia. Từ những năm 1960, mã này được sử dụng thường xuyên bởi IOC và ban tổ chức Thế vận hội để nhận diện các Ủy ban Olympic Quốc gia, cũng như trong các báo cáo chính thức của Thế vận hội.[31] Một số quốc gia có tên chính thức ở Liên hiệp quốc khá dài, trong bảng này tên của quốc gia đó sẽ được viết gọn hơn, ví dụ: Lào (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), Bắc Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên) hay Moldova (Cộng hòa Moldova).

Một số quốc gia đã có những sự thay đổi trong thời gian là thành viên của Olympic. Sự thay đổi cách gọi do việc đặt lại tên miền địa lý sẽ được chú thích sau tên quốc gia, và những thay đổi khác được giải thích với những đường dẫn chú ý trong bảng.

Tên các quốc gia cũ

Các quốc gia từng tồn tại trong quá khứ được liệt kê trong bảng nhằm làm rõ hơn quá trình tham gia Thế vận hội của các quốc gia kế tục.

Chú thích bảng

96 Tiêu đề bảng, chỉ năm diễn ra Thế vận hội từ 1924 tới 2018
Tham dự kỳ Thế vận hội
HChủ nhà của kỳ Thế vận hội
[A]Giải thích bổ sung
 Các kỳ 1940 và 1944 bị hủy do thế chiến
 NOC thay thế hoặc đại diện bởi tiền thân NOC khác trong những năm đó

Danh sách theo thứ tự

A Â B C D Đ E F G H I J K L M N P Q R S T U V Y Z Tổng
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 Ai CậpEGY1
 AlbaniaALB4
 AlgérieALG3
 AndorraAND12
 Anh QuốcGBR23
 ÁoAUTHH23
 ArgentinaARG19
 ArmeniaARMLiên XôEUN7
 AzerbaijanAZELiên Xô6
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 Ấn ĐộIND[D]10
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 Ba LanPOL23
 CHDCND Triều TiênPRK9
 BelarusBLRLiên XôEUN7
 BermudaBER8
 BỉBEL21
 BoliviaBOL6
 Bosna và HercegovinaBIHNam Tư7
 Bồ Đào NhaPOR8
 BrasilBRA8
 BulgariaBUL20
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 CameroonCMR1
 CanadaCANHH23
 ChileCHI17
 ColombiaCOL2
 Costa RicaCRC[B]6
 Bắc MacedoniaMKDNam Tư6
 Cộng hòa SécCZETiệp Khắc7
 Tiệp Khắc [^]TCH16
 SípCYP11
 CroatiaCRONam Tư8
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 DominicaDMA1
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 Đan MạchDEN14
 Đông TimorTLS2
 ĐứcGERH12
 Đông Đức [^]GDREUA6
 Tây Đức [^]FRGEUA6
 Đoàn thể thao Đức thống nhất [^]EUA3
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 EcuadorECU1
 EritreaERI1
 EstoniaEST[A]Liên Xô10
 EthiopiaETH2
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 FijiFIJ3
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 GhanaGHA2
 GruziaGEOLiên Xô7
 GuamGUM1
 GuatemalaGUA1
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 Hà LanNED21
 Antille thuộc Hà Lan [^]AHO2
 Hàn QuốcKORH18
 Hoa KỳUSAHHHH23
 HondurasHON1
 Hồng KôngHKG5
 HungaryHUN23
 Hy LạpGRE19
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 IcelandISL18
 IranIRI11
 IrelandIRL7
 IsraelISR7
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 JamaicaJAM8
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 KazakhstanKAZLiên XôEUN7
 KenyaKEN4
 KosovoKOSYugoslaviaSCGSRB1
 KyrgyzstanKGZLiên Xô7
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 LatviaLATLiên Xô11
 LibanLIB17
 LiechtensteinLIE19
 LitvaLTULiên Xô9
 LuxembourgLUX9
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 MadagascarMAD2
 MalaysiaMAS1
 MaltaMLT2
 MarocMAR7
 MéxicoMEX9
 MoldovaMDARomaniaLiên Xô7
 MonacoMON10
 MontenegroMNENam TưSCG3
 Mông CổMGL14
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 Nam PhiRSA7
 Na UyNORHH23
 NepalNEP4
 New ZealandNZL16
 NgaRUSLiên XôEUNHOAR6
 Đoàn thể thao hợp nhất [^]EUN1
 Liên Xô [^]URSEUN9
 Vận động viên Olympic từ NgaOAR1
 Nhật BảnJPNHH21
 NigeriaNGR1
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 PakistanPAK3
 ParaguayPAR1
 PeruPER2
 PhápFRAHHH23
 Phần LanFIN23
 PhilippinesPHI5
 Puerto RicoPUR7
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 Quần đảo CaymanCAY2
 Quần đảo Virgin thuộc AnhIVB2
 Quần đảo Virgin thuộc MỹISV[C]7
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 RomâniaROU21
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 Samoa thuộc MỹASA1
 San MarinoSMR10
 SénégalSEN5
 SerbiaSRBNam TưSCG3
 Serbia và Montenegro[SCG] [^]SCGNam Tư3
 Nam Tư [^]YUGH14
 SingaporeSGP1
 SlovakiaSVKTiệp Khắc7
 SloveniaSLONam Tư8
 EswatiniSWZ1
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 TajikistanTJKLiên Xô4
 Tây Ban NhaESP20
 Thái LanTHA4
 Thổ Nhĩ KỳTUR17
 Thụy ĐiểnSWE23
 Thụy SĩSUIHH23
 TogoTOG2
 TongaTGA2
 Triều TiênCOR1
 Trinidad và TobagoTRI3
 Đài Bắc Trung Hoa[TPE]TPE12
 Trung QuốcCHN11
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 ÚcAUS19
 UkrainaUKRLiên XôEUN7
 UruguayURU1
 UzbekistanUZBLiên XôEUN7
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 VenezuelaVEN4
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 ÝITAHH23
24283236404448525660646872768084889294980206101418Tổng
 ZimbabweZIM1
16251728283032303637353737495764677278808288921117

Các quốc gia chưa từng tham gia Thế vận hội Mùa đông

90 trong tổng số 206 Ủy ban Olympic quốc gia hiện nay chưa từng tham gia Thế vận hội Mùa đông.[35]

Quốc gia
 AfghanistanAFG
 AngolaANG
 Antigua và BarbudaANT
 Ả Rập Xê ÚtKSA
 ArubaARU
 BahamasBAH
 BahrainBRN
 BangladeshBAN
 BarbadosBAR
 BelizeBIZ
 BéninBEN
 BhutanBHU
 BotswanaBOT
 Bờ Biển NgàCIV
 BruneiBRU
 Burkina FasoBUR
 BurundiBDI
 Cabo VerdeCPV
 UAEUAE
 CampuchiaCAM
 ComorosCOM
 Cộng hòa CongoCGO
 Cộng hòa Dân chủ CongoCOD
 Cộng hòa DominicaDOM
 Trung PhiCAF
 CubaCUB
 DjiboutiDJI
 El SalvadorESA
 GabonGAB
 GambiaGAM
 GrenadaGRN
 Guinea Xích ĐạoGEQ
 Guiné-BissauGBS
 GuinéeGUI
 GuyanaGUY
 HaitiHAI
 IndonesiaINA
 IraqIRQ
 JordanJOR
 KiribatiKIR
 KuwaitKUW
 LàoLAO
 LesothoLES
 LiberiaLBR
 LibyaLBA
 MicronesiaFSM
 MalawiMAW
 MaldivesMDV
 MaliMLI
 MauritanieMTN
 MauritiusMRI
 MozambiqueMOZ
 MyanmarMYA
 NamibiaNAM
 Nam SudanSSD
 NauruNRU
 NicaraguaNCA
 NigerNIG
 OmanOMA
 PalauPLW
 PalestinePLE
 PanamaPAN
 Papua New GuineaPNG
 QatarQAT
 Quần đảo CookCOK
 Quần đảo MarshallMHL
 Quần đảo SolomonSOL
 RwandaRWA
 Saint Kitts và NevisSKN
 Saint LuciaLCA
 Saint Vincent và GrenadinesVIN
 SamoaSAM
 São Tomé và PríncipeSTP
 SeychellesSEY
 Sierra LeoneSLE
 SomaliaSOM
 Sri LankaSRI
 SudanSUD
 SurinameSUR
 SyriaSYR
 TanzaniaTAN
 TchadCHA
 TunisiaTUN
 TurkmenistanTKM
 TuvaluTUV
 UgandaUGA
 VanuatuVAN
 Việt NamVIE
 YemenYEM
 ZambiaZAM

Ghi chú

Thay đổi tên gọi

^  TPE:  Đài Bắc Trung Hoa có tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (ROC) vào năm 1972[16] và 1976.[17] Từ 1979, IOC sử dụng cụm từ Đài Bắc Trung Hoa để chỉ Ủy ban Olympic quốc gia nước này, qua đó Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể bắt đầu quay lại Thế vận hội.[36][37]
^  SCG:  Cộng hòa Liên bang Nam Tư, gồm Cộng hòa SerbiaCộng hòa Montenegro, tham gia đại hội từ 1998. Chính thể này cấu trúc lại thành Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro vào năm 2003. Tại Thế vận hội 1998[24] và 2002[25] vẫn được gọi là Nam Tư (YUG). Tên gọi Serbia và Montenegro (SCG) được dùng lần đầu ở Thế vận hội Mùa đông năm 2006.[26]

Ghi chú các lần tham gia của một số nước và vận động viên

  1. ^ Một vận động viên trượt băng tốc độ Estonia được đăng ký tham dự Thế vận hội Mùa đông 1924 và cầm cờ cho đoàn nước mình tại lễ khai mạc, nhưng đã không đến tham gia thi đấu.[4]
  2. ^ Costa Rica không dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông 2002, nhưng các vận động viên quốc gia này có tham gia thi đấu; 78 nước góp mặt ở Thế vận hội 2002, tuy nhiên trang web của IOC chỉ liệt kê 77 quốc gia, có thể là chưa tính Costa Rica.[38]
  3. ^ Anne Abernathy là vận động viên duy nhất tới từ Quần đảo Virgin thuộc Mỹ tại Thế vận hội Mùa đông 2006, nhưng đã rút thi đấu môn trượt băng nằm ngửa (nội dung nữ) sau khi gặp chấn thương trong lúc tập luyện.[39]
  4. ^ Các vận động viên Ấn Độ ban đầu thi đấu như những vận động viên tự do và diễu hành cùng với lá cờ Olympic trong lễ khai mạc do Hiệp hội Olympic Ấn Độ bị đình chỉ. Ngày 11 tháng 2, Hiệp hội Olympic Ấn Độ được phục hồi và các vận động viên nước này được cho phép lựa chọn thi đấu dưới lá cờ tổ quốc từ thời điểm đó.[40]

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài