Bước tới nội dung

Baklava

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Baklava
Một đĩa bánh Baklava
BữaTráng miệng
Xuất xứĐế quốc Ottoman[1]
Vùng hoặc bangĐế quốc Ottoman, Trung Đông, Kavkaz
Nhiệt độ dùngNhiệt độ phòng, để lạnh hoặc hâm nóng
Thành phần chínhBột nhào Filo, các loại hạt quả, chất làm ngọt
Biến thểĐa dạng

Baklava (/ˈbɑːkləvɑː/, /bɑːkləˈvɑː/,[2] hay /bəˈklɑːvə/;[3] [bɑːklɑvɑː]) là một loại bánh ngọt truyền thống dùng trong bữa tráng miệng của một số quốc gia thuộc TrungTây Á, Bắc Phi, cũng như ở khu vực bán đảo Balkan. Bánh gồm những lớp bột filo phủ đầy các loại hạt được cắt nhỏ và tẩm ngọt. Khi ăn, người ta thường dùng kèm với một chút siro hoặc mật ong.

Tên gọisửa mã nguồn

Từ baklava lần đầu tiên được biết đến trong tiếng Anh vào năm 1650, mượn từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thời Ottoman là بقلاوه /bɑːklɑvɑː/. Tên gọi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngôn ngữ với các biến thể phát âm khác nhau. Nhà sử học Paul D. Buell đưa ra ý kiến baklava là sự kết hợp giữa từ gốc tiếng Mông Cổ, baγla, có nghĩa là "bọc lại, xếp chồng lên nhau" và hậu tố đuôi -v của động từ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Một giả thiết khác lại cho rằng tên gọi loại bánh này xuất phát từ tiếng Ba Tư, باقلبا (bāqlabā).

Chế biếnsửa mã nguồn

Baklava thường được chế biến trên chảo lớn. Đầu tiên, người ta tráng một loạt các lớp bột filo cùng với dầu thực vật. Tiếp đến là rắc một lớp quả đã thái nhỏ lên trên, có thể dùng quả óc chó hoặc quả hồ trăn, đôi khi là hạt phỉ. Sau cùng lại tráng các lớp bột filo một lần nữa. Đây là công thức chung cho baklava, dù ở một số nơi có thể có biến thể với những lớp bánh tráng khác nhau. Trước khi đưa vào lò nướng (nhiệt độ 180 °C trong vòng 30 phút), bột bánh được cắt miếng vừa miệng tùy thích thành hình bình hành, hình tam giác, hình thoi hoặc hình chữ nhật. Thành phẩm được trang trí cùng với các loại hạt bày xung quanh, đi kèm với một chút xi-rô làm từ mật ong, nước hoa hồng hoặc nước hoa cam đổ lên mặt bánh hoặc nhúng ngập.

Hình ảnhsửa mã nguồn

Chú thíchsửa mã nguồn

Sách tham khảosửa mã nguồn

  • Reuven Amitai-Preiss and David O. Morgan, eds., The Mongol Empire and Its Legacy Brill, 1999. ISBN 90-04-11946-9.
  • Paul D. Buell, "Mongol Empire and Turkicization: The Evidence of Food and Foodways", p. 200ff, in Amitai-Preiss, 1999.
  • Christian, David. Review of Amitai-Preiss, 1999, in Journal of World History 12:2:476 (2001).
  • Perry, Charles. "The Taste for Layered Bread among the Nomadic Turks and the Central Asian Origins of Baklava", in A Taste of Thyme: Culinary Cultures of the Middle East (ed. Sami Zubaida, Richard Tapper), 1994. ISBN 1-86064-603-4.
  • Roden Claudia, "A New Book of Middle Eastern Food" ISBN 0-14-046588-X
  • Vryonis, Speros, The Decline of Medieval Hellenism in Asia Minor, 1971. Quoted in Perry (1994).
  • Wasti, Syed Tanvir, "The Ottoman Ceremony of the Royal Purse", Middle Eastern Studies 41:2:193–200 (March 2005)
🔥 Top keywords: Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCTrang ChínhGiỗ Tổ Hùng VươngTrương Mỹ LanĐặc biệt:Tìm kiếmHùng VươngVương Đình HuệUEFA Champions LeagueKuwaitChiến dịch Điện Biên PhủFacebookĐài Truyền hình Việt NamTrần Cẩm TúĐội tuyển bóng đá quốc gia KuwaitGoogle DịchViệt NamCúp bóng đá U-23 châu ÁCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Real Madrid CFBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACleopatra VIITô LâmTim CookNguyễn Phú TrọngHồ Chí MinhHai Bà TrưngManchester City F.C.VnExpressChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamNguyễn Ngọc ThắngĐền HùngCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Võ Văn ThưởngOne PieceLịch sử Việt NamCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Phạm Minh ChínhTikTokĐinh Tiên Hoàng